Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Nuôi gia cầm hiệu quả

Để có được hiệu quả kinh tế từ việc chăn nuôi gia cầm, bà còn cần quan tâm tới một số vấn đến liên quan từ việc lựa chọn giống, làm chuồng trại, chăm sóc và nuôi dưỡng đảm bảo an toàn vệ sinh.

Bất cứ việc chăn nuôi nói chung nào cũng nên bắt đầu bằng việc chọn giống. Đối với chăn nuôi gia cầm cũng vậy, một số điểm bạn cần lưu ý khi chọn giống là:
- Phải mua con giống có nguồn gốc rõ ràng tại địa chỉ tin cậy.
- Con giống phải khoẻ mạnh, có đặc điểm phù hợp với tiêu chuẩn giống
- Riêng với gà con 1 ngày tuổi có tiêu chuẩn về ngoại hình như sau: có khối lượng phù hợp với từng giống, mắt sáng, chân bóng mập, đứng vững, nhanh nhẹn, lông bông, không khèo chân, không vẹo mỏ, không hở rốn.
- Con giống mua về phải có giấy kiểm dịch của nơi sản xuất
- Con giống mới mua về phải được nuôi (úm) ở một chuồng hoàn toàn riêng biệt, phải có chế độ chăm sóc, phòng bệnh hợp lý.

Nuôi gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao

Mật độ chăn nuôi gia cầm tuỳ thuộc vào từng giống, lứa tuổi và phương thức chăn nuôi.
Nhiệt độ và độ ẩm là yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi gia cầm. Khi nhiệt độ, độ ẩm quá cao đều gây bất lợi cho đàn gia cầm. Đối với gà con cần sưởi ấm trong ba tuần đầu với nhiệt độ giảm dần từ 330C xuống 280C. Chết rét thường xảy ra ở gà con khi chưa mọc đủ lông vũ, sức đề kháng yếu. Vì vậy phải đặc biệt chú ý đến hệ thống sưởi nhiệt khi mùa đông để đảm bảo giữ ấm cho gà con.
Ánh sáng có tác dụng diệt khuẩn, tạo vitamin D tăng cường hấp thu canxi kích thích sinh trưởng cho gia cầm. Vì vậy, chuồng nuôi gia cầm, sân bãi chăn thả cần có đủ ánh sáng chiếu vào.
Thức ăn thường chiếm 70% trong giá thành chăn nuôi. Sử dụng trên nguyên tắc phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng theo giống, lứa tuổi của gia cầm.
Phải dùng nước sạch cho gà uống, không cho gà uống nước bẩn, không để đọng nước trong khu chăn nuôi làm mất vệ sinh và để gà uống nước bẩn. Trong những ngày nắng nóng nên cho gà uống nước có pha thêm vitamin C,B và đường glucoza.
Vấn đề phòng bệnh cũng nên được chú trọng trong chăn nuôi gia cầm. Bà con cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vacxin đối với từng giống gà. Vacxin dùng cho gà cần được mua tại cơ sở có uy tín, có phương tiện bảo quản trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.

Tuân thủ các quy định trong chăn nuôi gia cầm sẽ giúp bà con đảm bảo sự sinh trưởng đều đặn, giảm dịch bệnh, đảm bảo chất lượng thịt từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc chăn nuôi của mình.

Mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín

Phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng trở thành nghành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín hiệu quả.

Nuôi gia cầm

Mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín được coi là một hướng chăn nuôi mới hiệu quả. Chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín (window less house) có thể coi như là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi. Phương thức chăn nuôi này được sử dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Pháp... với những ưu điểm nổi trội được kể đến là:
- Đảm bảo tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.… vì thế mà năng suất có thể đạt tối đa.
- Cải tiến tiêu tốn thức ăn. Trong điều kiện khí hậu lạnh, khi nhiệt độ giảm 10C thì gà sẽ ăn thêm 1,5% thức ăn . Điều này có nghĩa là nếu gà đẻ ăn 120 gr thức ăn ở 100C thì nó chỉ cần ăn 110 gr thức ăn ở 200C (điều kiện trong nhà windowless house) mà năng suất trứng gà không thay đổi.
- Năng suất trứng ổn định quanh năm mà không bị chi phối hay ảnh hưởng điều kiện mùa vụ, thời tiết.
- Giảm thiểu tỷ lệ chết của gà đẻ.
- Không cần phải cắt mỏ gà vì việc cắt mỏ gà là stress lớn nhất đối với gà đẻ giai đoạn gà con.
- Tiết kiệm tối đa diện tích chăn nuôi vì đối với nuôi gà trong hệ thống nhà mở thì tỷ lệ nuôi là 6 con/m2 nhưng trong điều kiện nhà windowless house thì có thể nuôi 30 con/m2 chuồng.
- Giảm thiểu nhân công chăn nuôi, với hệ thống chuồng nuôi này thì mỗi công nhân có thể nuôi 50.000 gà đẻ.
- Rất dễ dàng trong việc kiểm soát bệnh tật.
- Kiểu chuồng này là một trong những biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.

Mô hình nuôi gia cầm hiệu quả

Trong chăn nuôi gia cầm, loại chuồng kín, hoàn toàn tự động (Automated broiler house) cũng đã được đưa vào sử dụng ở Nhật. Với loại chuồng này, gà không cần phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào, thậm chí cả chương trình vắc xin. Gà có tỷ lệ nuôi sống cao và sản phẩm thịt rất an toàn, sạch sẽ. Hiện nay ở nước ta, mô hình chăn nuôi gia cầm mà tiêu biểu là chăn nuôi gà thịt, nuôi gà đẻ lấy trứng chuồng kín đã và đang được phát triển khá nhiều nơi. Mô hình nuôi gà trong chuồng kín, khối lượng gà lúc 42 ngày tuổi đạt 2,6 kg, cao hơn 0.2 kg (7.7%); chi phí thức ăn tăng trọng là 1,8 kg, thấp hơn 0,3kg (14,2%); tỷ lệ sống đạt 97%, cao hơn 5%; tốc độ tăng trọng hàng ngày đạt 62 g, cao hơn 5g (8%) so với phương thức nuôi chuồng hở (kiểu chăn nuôi truyền thống).

Chăn nuôi gia cầm theo mô hình chuồng kín giúp tăng chất lượng sản phẩm thịt, giảm thiểu bệnh tật, tiết kiệm chi phí vacxin và thuốc kháng sinh, …. giúp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi một cách đáng kể.

Chăn nuôi gà thả vườn cho hiệu quả kinh tế cao

Việc chăn nuôi gà thả vườn được khá nhiều bà con áp dụng. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm chăn nuôi gia cầm (gà) thả vườn cho năng suất cao và hiệu quả, mời bà con tham khảo.

Chăn nuôi gia cầm hiệu quả

a. Chăn nuôi gà thả vườn nuôi thịt theo phương thức nhốt thả
- Diện tích chuồng nuôi: được phân chia theo từng độ tuổi của gà. Gà từ 1 - 30 ngày tuổi : 25 con/m2. Gà từ 30 - 60 ngày tuổi : 10 con/m2
- Máng ăn: Khay ăn 1 tuần đầu : 50 - 80 con/khay (50x60x2cm). Máng ăn những tuần tiếp : máng ăn tròn 50 con/máng
- Máng uống : Từ 1 tới 2 tuần đầu dùng loại 1 lít, những tuần tiếp theo dùng máng 3,8 tới 4 lít/25 con.
- Điện chiếu sáng : 3w/m2, chiếu sáng trong 20 ngày đầu.
- Điện sưởi ấm giai đoạn úm gà con, tuỳ thời tiết, 2 - 3 tuần đầu dùng bóng điện 75 -100 W.
- Thuốc và thức ăn bổ sung: Thuốc phòng bệnh chính cho gà: Gumboro - Lasota - Đậu gà - Niucatxơn H1 (1.000đ/con) Đường Gluco: 0,5kg/100 con gà (15.000 đ/kg) Strees Brand: 1 gói/ 100 con gà (8.000 đ/gói) Kháng sinh dự phòng: 100 đ/con
- Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng: 2,8 – 3 kg thức ăn
- Thời gian xuất chuồng là 60 - 90 ngày tuổi, trọng lượng xuất chuồng: 1,5 - 2kg.

Chăn nuôi gia cầm thả vườn

b. Chăn nuôi gà đẻ thả vườn theo phương thức nhốt thả.
- Trong 1 tháng đầu tiên tất cả các định mức như nuôi gà thịt.
- Định mức thức ăn để có 1 gà mái thả vườn đẻ được lúc 21 - 22 tuần tuổi là 10kg/con.
- Chỉ tiêu 1,7 - 1,9 kg thức ăn cho 10 quả trứng. - Tỷ lệ từ 5- 10 con có 1 ổ đẻ (30x30x30 cm).
- Có sào đậu,cách nhau 30 - 40 cm.
- Đệm chuồng 1 tháng thay 1 lần, lớp độn dày 12 –15 cm bằng rơm rạ cắt ngắn. Có bể cát cho gà tắm trong vườn, có máng sỏi (cát to) cho gà ăn.
- Chu kỳ kinh tế 2 - 3 năm là loại thải.

Việc chăn nuôi gà thả vườn có những ưu điểm nổi trội hơn so với chăn nuôi theo kiểu công nghiệp. Nếu bà con cần thêm thông tin về các kỹ thuật chăn nuôi cũng như nơi cung cấp giống gà đảm bảo, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhé.

Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học

Chăn nuôi gia cầm an theo hướng toàn sinh học (ATSH) nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường do đó công tác tiêu độc vệ sinh sát trùng phải được thực hiện thường xuyên. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi rất hiệu quả này nhé.

Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm

 Chuẩn bị điều kiện môi trường chăn nuôi là việc làm đầu tiên trong bất kỳ mô hình chăn nuôi nào.

1. Chuồng trại chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học cần chú ý tới các yếu tố:
- Chuồng gà ở nơi cao ráo, thoáng mát. Nên làm chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng buổi sáng và tránh được nắng buổi chiều.
- Chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn; 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền). Nếu nuôi gà thả vườn, chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ điều kiện ít nhất 1con/m2.
- Mặt trước cửa chuồng hướng về phía Đông Nam. Sàn chuồng đảm bảo độ thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.

2. Máng ăn:
- Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.
- Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con.
- Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.

3. Máng uống Đặt hoặc treo xen kẽ các máng uống với máng ăn trong chuồng hoặc vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.

4. Bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà. Thông thường, gà rất thích tắm cát.
- Đối với gà nuôi chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và diêm sinh cho gà tắm. Kích thước bể dài 2m, rộng 1m, cao 0,3m cho 40 gà.
- Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

5. Dàn đậu cho gà. Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng. Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5m, cách nhau 0,3-0,4m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau.

Chăn nuôi gia cầm hiệu quả

Việc chọn giống cũng là khâu rất quan trọng trong mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học. Nếu là nuôi thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng.... Trong khi nuôi gà lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri.... Chọn giống gà con:
- Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
- Chọn những con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập.
- Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.

Tiếp đến là khâu chăm sóc nuôi dưỡng. Cần rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rũ cần cách ly ngay để theo dõi. Khi thời tiết thay đổi nên cho gà uống nước pha Electrolyte hoặc Vitamine C. Nếu là gà nuôi thịt thì không cần cắt mỏ. Đối với gà đẻ để giảm hiện tượng cắn mổ nhau thì nên cắt mỏ (chỉ cắt phần sừng của mỏ) vào tuần 6-7. Phân gà được hốt dọn thường xuyên (nếu nuôi lồng) hoặc cuối đợt (nếu nuôi trên nền trấu) và phải được đem ủ kỹ với vôi bột 3 tháng sau mới đem dùng.

Chăn nuôi gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao

Thức ăn cho gà. Gà là một trong số con vật nhạy cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rữa. Bà con có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và Vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.

Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học đảm bảo cho sự sinh trưởng phát triển của gà được tốt hơn từ đó mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho bà con chăn nuôi.

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch heo tai xanh, nhiều người tiêu dùng chuyển qua sử dụng thịt gà, vịt khiến giá cả liên tục tăng cao. Gần 2 tháng nay, giá gia cầm thịt trên thị trường liên tục tăng, giúp người nuôi thu lợi cao từ nghề nuôi này. Giá gia cầm tăng cao, nhiều hộ nuôi muốn tăng đàn để kiếm lời; một số bà con khác trước đây chưa từng chăn nuôi gia cầm, nay cũng nhảy vào mua gia cầm về thả nuôi ngay cả khi chưa có hoặc chưa chuẩn bị sẵn chuồng trại để nuôi, nhốt.
chăn nuôi gia cầm kiểm dịch chặt chẽ
Đây là một cơ hội tốt để bà con chăn nuôi thành công tăng thu nhập nhưng cũng tiềm tàng nguy cơ thất bại do sự đe dọa của dịch bệnh làm mất trắng vì các lý do như sau:
  • Sự tăng đàn đột ngột làm mật độ nuôi quá cao hoặc điều kiện chuồng nuôi không đảm bảo đều làm suy giảm sức khỏe của gia cầm.
  • Hiện nay mưa dầm kéo dài, điều kiện thời tiết luôn lạnh ẩm, sức đề kháng của gia cầm suy yếu dễ phát sinh dịch bệnh nguy hiểm nhất là bệnh cúm gia cầm.
  • Theo quy luật phát sinh dịch bệnh trong tỉnh hàng năm bệnh cúm gia cầm thường hay xảy ra trong khoảng thời gian này.
Nhằm giúp người nuôi thành công tránh được dịch bệnh, xin được giới thiệu các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm. Những biện pháp này rất dễ thực hiện và không tốn kém gồm những việc như sau:  

Thứ nhất: Khi mua gia cầm giống về nuôi Chỉ nên mua gia cầm từ những cơ sở giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng, và chỉ chọn những gia cầm khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Cần phải hỏi rõ để biết giống gia cầm đã được tiêm phòng chưa và tiêm phòng những bệnh gì. Cần lưu ý: nên nhốt riêng gia cầm mới mua về (cách xa đàn gia cầm nhà đang nuôi) và cho uống thuốc bổ trong vòng 10 ngày đến 15 ngày (bằng cách dùng nước sạch hoà với B.complex mỗi ngày cho uống 2 lần, sáng tối), khi thấy khỏe mạnh mới thả vào cùng đàn gia cầm nhà.

 Thứ hai: Đảm bảo điều kiện chuồng nuôi và môi trường nuôi được vệ sinh Trước khi nuôi: Cần chuẩn bị tốt chuồng trại trước khi mua gia cầm về.
  • Đối với gà nuôi thả trong sân vườn cũng cần phải có trại có mái che để gà trú nắng, mưa. Gà rất nhạy cảm với điều kiện lạnh ẩm. nếu bị mưa ướt gà rất dễ sinh bệnh.
  • Mật độ nuôi cần vừa phải: nếu nuôi quá đông, gia cầm hay cắn mổ, môi trường quá ô nhiễm dễ phát sinh bệnh tật.
  • Cần chú ý vệ sinh tiêu độc chuồng gia cầm, khu vực xung quanh chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gia cầm vào nuôi.
Trong thời gian nuôi:
  • Nên giữ cho chuồng nhốt gia cầm luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không bị mưa tạt gió lùa.
  • Sân thả gia cầm cần khô sạch sẽ, có hàng rào bao quanh.
  • Nếu chăn nuôi gia cầm có chất độn chuồng thì độn chuồng phải luôn khô ráo nên phơi nắng trước khi cho vào chuồng gia cầm.
  • Cần định kỳ quét phân, thay chất độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm ướt, quét vôi chuồng nuôi, sân thả gia cầm, phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt.
  • Phân gia cầm, chất độn chuồng lẫn phân cần được gom và ủ để diệt mầm bệnh.
  • Trong thời gian này cần định kỳ vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại (1 tuần 1 lần), sử dụng các loại hóa chất sát trùng như: cloramin, iodine, benkocid… để sát trùng chuồng, khu vực xung quanh chuồng, dụng cụ chăn nuôi… để giảm thiểu mầm bệnh.
Sau mỗi đợt nuôi: Cần tổng vệ sinh sát trùng và để trống chuồng 7-15 ngày mới nuôi lứa khác để cắt đứt các loại mầm bệnh.
chăn nuôi gia cầm - chuồng trại
Đảm bào điều kiện chăn nuôi gia cầm
Thứ ba: Biện pháp cách ly để hạn chế lây lan bệnh
  • Nên hạn chế người ra vào nơi chăn nuôi gia cầm. Nếu có dịch bệnh xảy ra ở địa phương xung quanh thì không cho người ngoài đến. Người chăn nuôi gia cầm không được đến nơi xảy ra dịch.
  • Cần có biện pháp ngăn ngừa không cho gia cầm tiếp xúc với các động vật khác như chim hoang, heo, chuột....
  • Thường xuyên loại thải những gia cầm gầy yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh.
Thứ tư. Chủng ngừa Đây là biện pháp chủ động phòng bệnh có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu lịch chủng ngừa vacxin một số bệnh chủ yếu như sau:
  • Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt đối với vịt, nhỏ mắt vacxin Lasota (bệnh Newcastle) đối với gà lần đầu lúc 7 ngày tuổi, lần 2 lúc 21 ngày tuổi.
  • Tiêm phòng vacxin bệnh cúm gia cầm (H5N1) cho cả gà và vịt lần đầu lúc 15 ngày tuổi, lần 2 lúc 45 ngày tuổi.
  • Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho cả gà và vịt lúc 60 ngày tuổi.
Một điều cần nhắc lại là bệnh cúm gia cầm thường hay phát sinh trong khoảng thời gian này. Hiện nay, cơ quan thú y bắt đầu triển khai tiêm phòng đại trà vacxin cúm gia cầm H5N1 bắt buộc trên toàn tỉnh. Tại mỗi xã đều có tổ chức các đội tiêm phòng. Do vậy, hộ chăn nuôi có gia cầm đến độ tuổi tiêm phòng, cần đăng ký với trưởng ấp hoặc nhân viên thú y xã để được tiêm phòng miễn phí. Theo qui định của Ủy ban nhân dân tỉnh, những hộ nuôi không đăng ký và thực hiện tiêm phòng sẽ không nhận được chính sách hỗ trợ của nhà nước nếu bị dịch bệnh cúm gia cầm xảy ra. Do đó người chăn nuôi cần tích cực đăng ký thực hiện.
tiêm ngừa cúm gia cầm cho gà
Tóm lại Khả năng dịch heo tai xanh tại các tỉnh phía Nam còn diễn biến phức tạp, trong đó có Bến Tre, vì thế giá gia cầm sẽ còn ở mức cao trong một thời gian dài. Chăn nuôi chỉ thực sự hiệu quả khi người nuôi biết áp dụng chặt chẽ các biện pháp an toàn sinh học, không để dịch bệnh xảy ra, bảo vệ được thành quả chăn nuôi.
Ths.Phan Trung Nghĩa-Chi cục Thú y Bến Tre

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Cần thiết hình thành thương hiệu mua bán nông sản Việt

Một kg cà phê thu hoạch và bán ra chỉ 15.000 đồng, nhưng khi doanh nghiệp nước ngoài mua về chế biến, giá lên tới 1,5 triệu đồng. Hiện có tới 90% nông sản Việt Nam xuất khẩu phải mang thương hiệu của nước khác. Do đó nhu cầu tồn tại một sàn mua bán nông sản có uy tín đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.


sàn mua bán nông sản



Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Duy Lượng cho biết: "Trong nhiều năm qua, nước ta luôn dẫn đầu về xuất khẩu các mặt hàng như cà phê, hồ tiêu, hạt điều. Nhiều loại trái cây, nông sản của Việt Nam như chè, nhãn, bưởi, thanh long… luôn được các thị trường nhập khẩu ưa chuộng. Nhưng có thực tế là với phần lớn loại nông sản tiềm năng, chúng ta vẫn chưa xây dựng được thương hiệu". Vì vậy, 90% nông sản xuất khẩu chỉ ở dạng thô, sau khi nhập về các doanh nghiệp nước ngoài chế biến và sử dụng tên, thương hiệu của họ. Ngay cả gạo là sản phẩm xuất khẩu đứng đầu thế giới, nhưng chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu gạo riêng.

Đứng ở cương vị sản xuất, ông Vũ Đình Bác, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) khẳng định, thực trạng trên là có thật. "Từ nhiều năm nay, bà con phải xuất khẩu vải tươi nên khi sang một số nước lân cận, họ chỉ cần qua vài công đoạn sơ chế, bóc vỏ, đóng gói, dán nhãn với thương hiệu khác là có thể bán với giá cao hơn nhiều lần". Vì lẽ đó mà sản lượng nông sản xuất khẩu của chúng ta thường rất lớn nhưng giá thành và lợi nhuận lại rất thấp. Ngay trên thị trường nội địa, hơn 80% nông sản cũng không có nhãn hiệu.

Trong khi đó, theo các chuyên gia, một khi đã xuất khẩu sản phẩm ở dạng tươi (thô) thì khi họ đưa về gia công, chế biến rồi dán nhãn thương hiệu riêng của họ lên sản phẩm là không vi phạm. Chúng ta chỉ có thể tự trách mình vì đã không có khả năng chế biến, dẫn đến đánh mất thương hiệu.

Để tạo và giữ thương hiệu nông sản xuất khẩu, buộc phải quan tâm đầu tư cho khâu chế biến, nâng tầm chất lượng sản phẩm. Đó cũng là cách để nâng cao giá trị xuất khẩu. Theo ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam, việc chưa chú trọng tới khâu chế biến đã tạo ra những thiệt thòi cho nông sản Việt Nam suốt thời gian qua. Chẳng hạn như mặt hàng cà phê xuất khẩu hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam bán với giá trung bình 15.000 đồng một kg, nhưng sau khi qua chế biến, một cốc cà phê đã được nước nhập khẩu bán với giá 7 USD. Trước đây, mặt hàng lúa gạo của chúng ta cũng từng bị Thái Lan nhập thô về để sơ chế và bán ra với giá cao hơn.

Song theo ông Vinh, để giải quyết được bài toán nâng cao giá trị thì phải thực hiện cả một quá trình đồng bộ từ sản xuất tới thu hoạch, chế biến và tiêu thụ… Cũng chung quan điểm như vậy, ông Nguyễn Duy Lượng cho rằng, cần phải có liên kết "4 nhà" để giúp các địa phương, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nông sản. Trong đó, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách, nguồn vốn cụ thể để xây dựng những vùng chuyên canh hàng hóa. Các nhà khoa học hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật...

Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngay cả người tiêu dùng trong nước hiện nay cũng rất coi trọng thương hiệu sản phẩm nông sản khi mua, trong đó 3 sản phẩm mà người mua thường chú trọng là gạo, cà phê và nước mắm. Vì vậy, xây dựng thương hiệu gắn với nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm là rất quan trọng.